Những năm trở lại đây, thị phần các hãng sơn (nội và ngoại) tại thị trường Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi. Nắm bắt thị phần và xu thế sơn tại Việt Nam sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được loại sơn phù hợp với nhu cầu. Vậy thị phần ngành sơn Việt Nam hiện nay như thế nào?
Cuộc chiến tranh giành thị phần ngành sơn vô cùng khốc liệt
Có thể nói “miếng bánh” thị phần của các hãng sơn tại thị trường Việt Nam luôn là một vấn đề chưa bao giờ hết nóng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng sơn ngày càng tăng lên thì cuộc chiến tranh giành thị phần của các hãng sơn lại càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng khi mà hàng loạt các thương hiệu sơn xuất hiện trên thị trường. Theo số liệu thống kê thì tính đến cuối năm 2017 thị trường sơn tại Việt Nam có khoảng hơn 1060 doanh nghiệp sản xuất sơn (Tăng 10% so với năm trước đó). Trong đó bên cạnh những thương hiệu sơn gặt hái được nhiều thành công như Sơn UTU, Kova, Dulux, Jotun… cũng có rất nhiều dòng sơn đã nhanh chóng “đi vào dĩ vãng” vì chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng.
Để tranh giành được miếng bánh thị phần trong ngành sơn, các hãng sơn đã tung ra rất nhiều “chiêu” hấp dẫn khách hàng như:
– Giảm giá bán sơn
Để tranh giành thị phần trong ngành sơn, rất nhiều công ty sản xuất sơn đã mạnh tay giảm giá bán sơn để có mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Chiêu thức giảm giá sâu, không đem lại mấy hiệu quả trong thị trường sơn việt nam hiện nay. Bởi nhiều khách hàng cũng nghi ngại khi mua sơn giá rẻ hoặc sơn được giảm giá quá nhiều sẽ đồng nghĩa với chất lượng sơn bị suy giảm, không đảm bảo độ bền, đẹp.
– Quảng cáo rầm rộ
Một trong những chiêu thức tranh giành thị phần các hãng sơn trong ngành sơn Việt Nam mà các nhà sản xuất sơn không thể bỏ qua chính là làm truyền thông, quảng cáo, marketing… Phương thức này được đánh giá là khá hiệu quả, giúp tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, chi phí để truyền thông tranh giành thị phần thường không hề nhỏ, không phải hãng sơn nào cũng sẵn sàng đầu tư đến nơi đến chốn.
– Nâng cao chất lượng phục vụ
Để thu hút và tạo được dấu ấn sâu sắc với khách hàng, nhiều hãng sơn đã sẵn sàng thay đổi phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tư vấn nhiệt tình hơn, quan tâm, chăm sóc khách hàng nhiều hơn.
– Nâng cao chất lượng sản phẩm
Để chiếm lĩnh được thị phần ngành sơn, nhiều công ty sơn đã có bước đi chuyên nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến cho thị trường những sản phẩm sơn đẳng cấp, bền, đẹp, sang trọng. Có thể nói đây là một trong những bước đi tranh giành thị phần khá bền vững. Bởi nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng về mặt chất lượng. Đời sống xã hội ngày càng gia tăng, giờ đây người ta không còn chỉ nhìn vào giá thành để mua sản phẩm, mà cái quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu chính là yếu tố chất lượng.
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và sau nhiều bài học đắt giá khi mua sơn nhà giá rẻ, kém chất lượng họ đã hiểu ra rằng việc mua sơn giá rẻ đôi khi lại gây lãng phí rất nhiều. Bởi hầu hết các loại sơn giá rẻ thường xuống cấp rất nhanh, độ bền màu thấp, dễ bay màu, màu không đẹp sang…. Trong khi đó các loại sơn nhà có giá bán cao hơn, uy tín hơn lại có độ bền cao, ít phải sơn sửa lại, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là chiêu thức tranh giành thị phần đúng đắn mà các hãng sơn nên áp dụng.
Thị phần các hãng sơn tại thị trường Sơn Việt Nam 2018 sẽ như thế nào?
Theo số liệu thống kê thì hiện nay trên thị trường các hãng sơn lớn như sơn UTU, Kova, Jotun, Dulux… đang chiếm giữ 58% thị phần, 42% thị phần còn lại là những hãng sơn nhỏ lẻ khác.
Trong 58% thị phần “các ông lớn” lại được chia ra rất nhiều nhóm và có những thương hiệu đã tạo dựng được tên tuổi và đứng vững trong các nhóm đó. Cụ thể như sau:
– Nhóm sơn thuộc phân khúc sơn cao cấp, độ bền cực cao, màu sắc đẹp, sang trọng và đẳng cấp
Trong bối cảnh nhu cầu mua sơn chất lượng của người tiêu dùng ngày càng gia tăng thì đây chính là nhóm sơn đang ngày càng chiếm ưu thế về thị phần. Theo dự báo thì trong năm 2018 và các năm tiếp theo thị phần của nhóm sơn cao cấp, chất lượng siêu đẳng sẽ “lên ngôi” và khiến cho các dòng sơn kém chất lượng bị lụi tàn dần.
Đứng đầu trong nhóm sơn cao cấp này chính là sơn UTU sơn đẳng cấp. Với hàng loạt ưu điểm như màu sắc cực bền, đa dạng, sang trọng và an toàn, sơn UTU đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường đúng như slogan “sơn đẳng cấp”.
– Nhóm sơn thuộc phân khúc giá bình dân, chất lượng ổn định
Đây là nhóm sơn chiếm thị phần khá lớn vì có giá thành tốt nhưng chất lượng ở mức ổn định. Hãng sơn đứng đầu trong nhóm này là sơn Kova.
– Nhóm sơn nhiều tiện ích khi mua sơn
Nghĩa là tại các đại lý của các hãng sơn này sẽ được nhà sản xuất cung cấp máy pha sơn để pha sơn trực tiếp cho khách hàng. Giúp thuận tiện hơn cho các khách hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm sơn thuộc phân khúc này là việc pha sơn tại các đại lý sẽ tạo cơ hội cho các đại lý trộn sơn kém chất lượng, làm giả, làm nhái sơn mà người thiệt hại chính là khách hàng. Bên cạnh đó, việc pha màu tại các đại lý sẽ không thể bằng pha màu bằng máy công suất cao tại nhà máy sản xuất sơn (đòi hỏi cần kĩ thuật sơn giỏi và kinh nghiệm), điều này có thể ảnh hưởng đến độ bền màu không được tốt. Hiện nay hãng sơn Jotun, Dulux, Mykolor đang đứng đầu trong phân khúc này.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về thị phần các hãng sơn tại thị trường sơn Việt Nam. Có thể thấy thị phần ngành sơn tại Việt Nam đang thiên về các thương hiệu sơn chất lượng và uy tín đặc biệt là những dòng sơn chất lượng đẳng cấp và ưu việt.
Nguồn : Tổng hợp